Chuyện cáp quang biển gặp sự cố giờ đã quá quen thuộc với chúng ta vì tần suất xuất hiện của nó ngày càng nhiều, thời gian sửa chữa kéo dài vài tuần, có khi đến vài tháng chưa xong.
Tác động đến kinh tế là điều quá rõ ràng khi nhiều người thậm chí không thể vào được Google, không gửi nhận mail được. Website không truy cập được nên tụt visit, giảm doanh thu, chạy ads không có hiệu quả.
Hiện nay, việc kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế, bên cạnh các tuyến cáp đất liền qua biên giới phía Bắc, hiện đang dựa chủ yếu vào 4 tuyến cáp biển chính là IA, AAG, SMW3 và APG. Trong đó, IA, AAG cập bờ tại Vũng Tàu, còn 2 tuyến SMW3 và APG cập bờ tại Đà Nẵng.
1. AAG (Asia-America Gateway) – Tuyến cáp chủ lực
- Dung lượng: 2.88 Terabit/s
- Chiều dài: 20.000 km
- Kết nối: Đông Nam Á với Mỹ.
Tuyến cáp quang AAG (tên đầy đủ là Asia-America Gateway) được đưa vào sử dụng tháng 11/2009, với tổng chiều dài là 20.000 km, tổng dung lượng lên đến 2 terabit/s và có tổng vốn đầu tư 560 triệu USD. AAG cập bờ Việt Nam tại Vũng Tàu, nằm trong đoạn S1 và có chiều dài là 314 Km.
Trước năm 2009, Internet Việt Nam kết nối quốc tế hoàn toàn phụ thuộc vào hai tuyến cáp quang biển là TVH và SMW3 với lưu lượng khá hạn hẹp. TVH có lưu lượng thiết kế mỗi hướng chỉ 560Mbps, SMW3 lên đến 320Gbps, còn lại kết nối qua các tuyến cáp đất liền.
AAG là tuyến cáp quang biển có vai trò rất quan trọng đối với khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng, hầu hết các nhà mạng lớn ở Việt Nam đều đang khai thác, bao gồm VNPT, FPT, Viettel và CMC. Hiện tại, đường truyền quốc tế, tốc độ Internet Việt Nam ra thế giới phụ thuộc chính vào tuyến cáp quang này.
Với những nhà mạng không có nhiều đường truyền dự phòng nào khác thì khi sự cố AAG diễn ra, người dùng Internet bắt buộc phải chờ đợi sửa chữa xong. Điều đáng buồn là AAG thường xuyên có vấn đề, riêng trong năm ngoái, 2017, Canh Me ghi nhận được 7 lần tuyến cáp này đã phải sửa chữa.
2. Tuyến cáp quang APG (Asia-Pacific Gateway)
- Dung lượng: 54.8 Terabit/s
- Chiều dài: 10.400 km
- Kết nối: Trung Quốc, Hồng Kong, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Đài loan, Thái Lan, Việt Nam, Singapore.
Tuyến cáp quang APG (tên đầy đủ là Asia Pacific Gateway) được đưa vào sử dụng năm 2016, với tổng chiều dài là 10.400 Km và là tuyến cáp biển mới nhất kết nối tới Việt Nam gần đây. Tổng dung lượng truyền tải 54.8 Terabit mỗi giây cũng là cổng Internet lớn nhất Việt Nam từng có, đứng đầu Châu Á hiện nay.
4 năm là khoảng thời gian tiêu tốn cho quá trình đầu tư, triển khai và hoàn thành xây dựng tuyến cáp này.
Cáp quang APG có tốc độ cực tốt, được xây dựng bởi tập đoàn APG bao gồm Facebook và 11 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất trong khu vực. Trong đó, Việt Nam với các nhà cung cấp dịch vụ Internet đứng đầu đầu tư như FPT, Viettel, VNPT và CMC. Đây là tuyến cáp quang biển hoàn toàn mới, hứa hẹn mang lại hiệu suất và lợi ích tối ưu cho chất lượng dịch vụ Internet đến cho người dùng.
Khi mà tuyến cáp quang biển AAG thường xuyên bị trục trặc bởi hàng loạt các sự cố, APG được kỳ vọng sẽ giúp cải thiện lưu lượng truyền tải quốc tế của Việt Nam ổn định hơn.
3. Tuyến cáp SMW-3 (SEA-ME-WE3 hoặc South-East Asia – Middle East – Western Europe 3)
- Dung lượng: 320 Gbp/s
- Chiều dài: 39.000 km
- Kết nối: Đông Nam Á, Trung Đông và Tây Âu.
Tuyến cáp quang SMW-3 là một hệ thống cáp quang ngầm viễn thông được đưa vào sử dụng tháng 9/1999 và hoàn thành vào cuối năm 2000. Được xây dựng bởi France Telecom và China Telecom, do Sing Tel quản lý, SMW-3 là tuyến cáp quang duy nhất đi theo chiều kết nối từ châu Á sang Ấn Độ, vào châu Âu, các tuyến còn lại đều đi theo hướng sang Châu Mỹ qua đảo Guam và Hawaii. SMW-3 hiện đang là tuyến cáp quang dài nhất thế giới, cầu nối Internet giữa Đông Nam Á, Trung Đông và Tây Âu.
Tuyến cáp quang sử dụng công nghệ ghép bước sóng quang có dung lượng hệ thống là 320Gbps nối Việt Nam với 39 nước trên thế giới. Tại Việt Nam, tuyến cáp quang biển này cập bờ tại Đà Nẵng.
4. Cáp quang Liên Á TGN – IA
- Dung lượng: 320 Gbp/s
- Chiều dài: 6.700 Km
- Kết nối: Singapore, Việt Nam, Philippines, Hồng Kông.
Tuyến cáp quang Liên Á TGN – IA (với tên đầy đủ là Tata TGN-Intra Asia). Được đưa vào sử dụng vào đầu năm 2009, với tổng chiều dài là 6.700 Km, kết nối Singapore, Việt Nam, Philippines, Hồng Kông. Ở Việt Nam cập bến tại địa phận Vũng Tàu.
Hệ thống có tốc độ truyền dữ liệu theo thiết kế lên tới 3,84Tbps, với tổng số vốn đầu tư ban đầu là 200 triệu USD và cung cấp dung lượng đầu cuối ban đầu là 320Gbps. Hệ thống cáp quang biển Liên Á được đánh giá là tuyến cáp quang quan trọng để trung chuyển lưu lượng đến châu Mỹ và châu Âu cho các khách hàng ở Việt Nam và khu vực.
5. Tuyến cáp quang AAE-1
- Dung lượng: 40Tbps
- Chiều dài: 23.000 km
- Kết nối: Hong Kong, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Myanmar, Pakistan, Ấn Độ, Oman, UAE, Qatar, Yemen, Arab Saudi, Djibouti, Ai Cập, Hy Lạp, Ý, Pháp.
Tuyến cáp quang AAE-1 (tên đầy đủ là Asia Africa Europe-1) là hệ thống cáp biển đầu tiên kết nối tất cả các khu vực Châu Á, Trung Đông, Châu Phi, Châu Âu với độ trễ kết nối thấp nhất giữa các khu vực này. AAE-1 được kết nối tại các trung tâm dữ liệu (Data Center) lớn nhất thế giới như tại Hồng Kông (Telecom House), Singapore (Equinix và Global Switch), Pháp (Interxion Marseille – MRS1 và MRS2).
Với chiều dài 23,000Km và có các điểm rẽ nhánh, hệ thống cập bờ tại Hong Kong, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Myanmar, Pakistan, Ấn Độ, Oman, UAE, Qatar, Yemen, Arab Saudi, Djibouti, Ai Cập, Hy Lạp, Ý, Pháp.
AAE-1 sử dụng công nghệ ghép bước sóng mật độ cao DWDM (100G/1 bước sóng) với dung lượng thiết kế ít nhất là 40Tbps (tương đương 80 bước sóng 100G) và có thể nâng cấp lên các công nghệ ghép bước sóng mới nhất trong tương lai.
Tổng vốn đầu tư của dự án khoảng 820 triệu USD, ở Việt Nam thì Viettel và VNPT là hai doanh nghiệp có tham gia đầu tư để sử dụng dung lượng của tuyến cáp này, còn FPT Telecom chỉ tham gia thuê dung lượng của tuyến.
Tuyến cáp AAE-1 cũng kết nối từ Việt Nam ra quốc tế, nhưng theo hướng khác so với các tuyến APG, AAG hay IA trong khi AAE-1 nối từ Việt Nam qua Malaysia, Singapore, Ấn Độ, Pakistan, Ai Cập, châu Âu, châu Phi thì APG, AAG và AI lại nối từ Việt Nam qua Hồng Kông, Đài Loan, Philippines đi Mỹ. Do đó, ngay cả khi tuyến cáp quang biển APG, AAG hay IA đều tê liệt như xảy ra động đất tại Đài Loan cách đây vài năm thì AAE-1 vẫn có thể hoạt động bình thường.
6. Tuyến cáp quang TVH (Thailand-Vietnam-Hong Kong)
- Dung lượng: 565 Mbit/s
- Chiều dài: 3.367 km
- Kết nối: Hong Kong, Việt Nam, Thái Lan.
Tuyến cáp quang TVH là tuyến cáp quang kết nối Việt Nam với Thái Lan, Hong Kong, có dung lượng mỗi hướng 560Mb/s được đưa vào khai thác từ tháng 11/1995 và có hệ thống cập bờ tại Vũng Tàu. Hiện tại tuyến cáp này đang được VNPT quản lý.
Tuyến TVH vào tháng 3/2007 đã bị cắt trộm 11 km cáp cùng một số thiết bị đi cùng tại vùng biển Cà Mau. Việc đứt cáp TVH vào thời điểm đó đã gây ảnh hưởng cực kì nghiêm trọng đến việc truyền dẫn tín hiệu Internet quốc tế với Việt Nam do phải phụ thuộc vào tuyến SMW3 duy nhất còn lại. Điều đáng buồn là 11 km cáp quang này (vào khoảng 100 tấn, trị giá khoảng 6,8 triệu USD) sau đó được phát hiện bị đem bán với giá phế liệu.
Có Đứt cáp hay gì không mà mạng mình viettel download Fshare.vn lag quá đi thôi, 243KB/s
Fshare.vn server trong nước, có đứt cáp cũng ko ảnh hưởng gì đâu bạn
TK thường vậy dúng rồi, mua tài khoản Vip đi lên 2-3m/s liền
Nếu cáp quang đứt, có thể sử dụng VPN với địa chỉ HongKong để tránh nạn được không vậy các bác?
tui thậm chí còn ghi lại nhật ký đứt cáp. Năm ngoái đứt 6 lần.
Năm nay đã 3 lần (28/2 – 23/4 – 16/6), mỗi lần cách nhau sấp xỉ 56 ngày. Và mỗi lần khắc phục hơn 1 tháng.
Nghĩa là nếu quy trình đứt cáp đều đặng thì khoảng ngày 11/8 sẽ đứt cáp tiếp.
Em sẽ đợi xem dự đoán của bác.
Gia Cát Dự đây rồi :3
03/08. mạng đi quốc tế lại như s.h..
Nhật kí đứt cáp :3 like mạnh ạ
Ai giải thích dùm vì sao khi “đứt cáp” AAG thì dùng VPN localtion L.A US tốc độ trở về bình thường vậy?
Do mạng nhà bạn đã route traffic đi theo tuyến khác không dùng AAG nữa.
Nên thử nhiều location coi cái nào ngon nhất thì dùng thôi.
Hỏi ké là khi đứt cáp ngoài dùng VPN có cách nào đi nhanh hơn ko.
Có phương pháp cho từng locate ko . cái này e mù mờ quá
Tuyến chủ lực AAG mỗi năm đứt 3-7 lần, mỗi lần sửa kéo dài 1-2 tháng = 3 – 12 tháng chập chờn Đây cũng là lý do không dám thuê nhiều dịch vụ tại Mỹ dù giá cực rẻ, đa phần thuê chỉ dùng để backup.
tks admin, kiến thức bổ ích.
Tuyến chủ lực cũng đồng thời là tuyến bị sự cố nhiều nhất. Mỗi năm 3~7 lần, mỗi lần sửa mất 1~2 tháng . Đứt 1 phát là cắt liên lạc với Mỹ luôn
Rút cục lại thì vấn đè ở chỗ chúng ta đừng để lệ thuộc và hệ lụy vào những đống phế liệu triệu đô. Giải pháp là gì Luân Trần nhỉ?
Không liên quan cho mình hỏi: ảnh thumbnail ngoài home trên canhme làm sao cho nó full 100% như ảnh gốc vậy nhỉ?
Cái này tùy theo theme hiện tại bạn đang dùng.
1. Nếu dùng kích cỡ thumbnail của theme thì chỉnh lại đoạn code add thumbnail với tham số crop là false, xem thêm: https://codex.wordpress.org/Post_Thumbnails. Cái này thường có trong file functions.php
2. Thay thế những chỗ hiển thị thumbnail của theme bằng hàm mặc định của WP the_post_thumbnail(), vào Media Settings chỉ để lại kích thước Width, Height để = 0, bỏ chọn “Crop thumbnail to exact dimensions (normally thumbnails are proportional)”
Cám ơn bác Luân để ngiên cứu
He he, nói 1 2 câu không hết được nên bác phải tự tìm hiểu thêm nữa thôi.
cứ tưởng 6 tuyến cáp quảng biển việt nam đều đứt
“Điều đáng buồn là 11 km cáp quang này (vào khoảng 100 tấn, trị giá khoảng 6,8 triệu USD) sau đó được phát hiện bị đem bán với giá phế liệu.”
Hèn gì sự cố thì route qua HongKong lại chạy tốt )))))))
Ngon nhỉ
Cáp quang biển đi qua thì chi chít mà vào Việt Nam thì lèo tèo vài cọng
Chỗ nào cũng thấy ông lớn Vịt-teo
Kiến thức hay
Bóc tem nào