Tuần qua, Facebook đã có bài đăng trên trang thông tin chính thức về việc công ty này đang kiện Namecheap và WhoisGuard.
Cụ thể, Facebook đang kiện Namecheap cùng nhà cung cấp dịch vụ ẩn thông tin WhoisGuard vì đã cho phép đăng ký các tên miền có nội dung lừa đảo, mạo danh Facebook. Sau các hoạt động rà soát domain thường xuyên, Facebook đã phát hiện có tới 45 tên miền mạo danh Facebook cùng các dịch vụ khác của họ. Những cái tên nổi bật được kể tới như:
instagrambusinesshelp.com
facebo0k-login.com
whatsappdownload.site
Kể từ tháng 10/2018 cho tới tháng 2/2020, Facebook đã gửi thông báo cho WhoisGuard, yêu cầu cung cấp các thông tin về những domain vi phạm thương hiệu này nhưng nhận được lời từ chối hợp tác.
Đứng về phía Facebook, công ty này đang bị lạm dụng các thương hiệu lớn và người dùng (khách hàng) của họ có khả năng bị trả giá rất đắt với các hành vi lừa đảo với nội dung không chính thống trên các website đó.
Tuy nhiên, Namecheap và WhoisGuard cũng có những luận điểm riêng của họ.
Namecheap cho biết, họ có nhiệm vụ bảo vệ quyền riêng tư của khách hàng và sẽ không tự nguyện tiết lộ các thông tin của khách hàng đang được bảo vệ bởi WhoisGuard. Facebook đang cố gắng vượt qua các biện pháp bảo vệ pháp lý trong thị trường tên miền. Chỉ khi cần thiết, và có yêu cầu từ tòa thì Namecheap mới xem xét lại.
CEO của Namecheap phát biểu rằng:
“Where there is no clear evidence of abuse, or when it is purely a trademark claim, Namecheap will direct complainants, such as Facebook, to follow industry-standard protocol. Outside of said protocol, a legal court order is always required to provide private user information.
Facebook may be willing to tread all over their customers’ privacy on their own platform, and in this case, it appears they want other companies to do it for them, with their own customers.
This is just another attack on privacy and due process in order to strong-arm companies that have services like WhoisGuard, intended to protect millions of Internet users’ personal private data.”
Đại diện của Namecheap cũng cho hay, công ty này chỉ đóng vai trò là nhà đăng ký tên miền; không cung cấp dịch vụ lưu trữ (hosting, vps/server), không có khả năng kỹ thuật để thực hiện các hành động đối với đạo luật bản quyền kỹ thuật số DCMA (Digital Millennium Copyright Act).
Thông thường, ở những vụ kiện về thương hiệu và nội dung như trên, chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ liên hệ trực tiếp với chủ sở hữu tên miền để khiếu nại. Nhưng, dưới sự bảo vệ của Namecheap và dịch vụ WhoisGuard, những thông tin chủ sở hữu tên miền đang bị giấu đi và Facebook bắt buộc phải nhờ tới tòa án để có thể đòi lại công bằng cho mình.
Chưa rõ vụ kiện sẽ có diễn biến ra sao, Canh Me sẽ cập nhật thông tin mới nhất ngay khi có. Còn bạn, bạn nghĩ sao về vấn đề này?
Tên miền giả mạo thường được sử dụng trong các cuộc tấn công lừa đảo để lừa người dùng nghĩ rằng một trang web được kết nối với một công ty hợp pháp. Facebook đã đệ đơn kiện tương tự vào tháng 10/2019 đối với công ty đăng ký tên miền OnlineNIC và ID Shield – dịch vụ ủy quyền vì cho phép đăng ký gần hai chục tên miền, bao gồm
www-facebook-login.com
vàhackingfacebook.net
, một số trong số đó đang được sử dụng cho hoạt động độc hại.Đây không phải là lần đầu tiên OnlineNIC có trụ sở tại San Francisco bị buộc tội đăng ký tên miền giả. Năm 2008, Verizon đã thắng kiện 33,2 triệu USD chống lại OnlineNIC, tuyên bố họ đã đăng ký 663 tên miền vi phạm bản quyền của Verizon.
Chắc sẽ không thắng được vì NC bảo vệ người dùng. Còn về bản quyền thì NC lại càng không vi phạm.
Có mà con kiến kiện củ khoai nhé. Không liên quan cơ mà giao diện mới của Namesilo rối mắt quá các bác ạ
nghe có vẻ căng fb ko làm ăn dc gì sao
like
Nhìn có vẻ FB vô lý nhưng nếu họ đâm đơn ra tòa với một vụ kiện về vi phạm đăng ký thương hiệu facebook trên domain thì khả năng Namecheap có thể bị tòa yêu cầu cung cấp thông tin người đăng ký hoặc họ bắt buộc phải cancel domain đi vì vi phạm chính sách.
Một số người nghĩ kiện để đánh bóng… FB đâu cần phải đánh bóng tên tuổi vì bản thân nó đang là nền tảng Marketing số 1 bên cạnh Google… riêng Namecheap thì chỉ như con muỗi nếu đứng bên cạnh FB.
Bạn nào rành cho hỏi: Nếu namecheap không cung cấp info thì bọn fb có khả năng tìm info của người đăng kí không?
Không. Vậy nên người ta mới bán Whois Privacy như một dịch vụ kèm theo khi mua tên miền.
Đồng nghĩa là chính phủ VN không tìn được info của chủ sở hữu domain. Vậy bạn giải thích tại sao các chế làm web xxx thường mua domain dạng info fake?
Whois Privacy từ các nhà cung cấp uy tín nước ngoài thì chính phủ VN không có cách nào gây áp lực để lấy được. Còn mua nhà cc VN thì mọi thông tin khi cần CA hỏi dễ dàng. Mua domain, khai báo info fake cũng bình thường, nhất là để khỏi tốn tiền cho Whois Privacy hoặc để đánh lạc hướng. Trừ trường hợp có tranh chấp quyền sở hữu domain nhà cung cấp mới cần xác thực info bằng CMND hay số đt. Web xxx hay chia sẻ phim ảnh, phần mềm bản quyền thì khai báo… Read more »
Nhờ bạn mà mình biết thêm
Phần thắng của Facebook gần như con số không. Theo mình thằng Facebook này kiện namecheap chỉ để đánh bóng tên tuổi, 1 chiêu marketing không mới nhưng vẫn hiệu quả.
Bạn cho mình hỏi Facebook thì cần gì đánh bóng tên tuổi ạ ?
Kiện là một chuyện còn thắng hay thua thì tùy vào độ đẹp trai
Facebook vớ vẫn, nó là cái quái gì mà yêu cầu WhoisGuard cung cấp thông tin của các domain cho nó.
Nhà đăng ký tên miền họ cho đăng ký chứ họ đâu có sử dụng, chủ thể đăng ký họ sử dụng như thế nào kệ họ nhà đăng ký đâu quản được mà kiện họ.
Muốn kiện kiếm thẳng thằng sở hữu domain đó mà lôi nó ra tòa xử, chứ kiếm nhà đăng ký làm quái gì.
thì nó yêu cầu cung cấp thông tin đó bác, nhưng NC ko thể tự dưng mà cung cấp đc vì sẽ tự bóp dái chính dịch vụ của mình. vì thế FB nó mới kiện để hợp pháp hoá việc yêu cầu cung cấp thông tin chủ thể.
Namecheap người ta có lỗi đâu kiện, thằng chủ thể nó sử dụng sai mục đích thì kiếm nó để nó hầu tòa cho.
mình nghĩ kiện để namecheap rà soát thằng chủ tên miền đó vì đa số hacker sẽ dùng thông tin giả để đăng kí cái tên miền đó và nếu thông tin giả thì sẽ hủy tên miền đó => facebook loại bỏ được 1 trang lừa đảo. Mất fb nguy hiểm lắm bạn à vào nick fb nạn nhân nhắn tin chuyển khoản rồi mua thẻ lum la có vụ người thân dính cả trăm triệu đấy
Thật ra đó chỉ là cách pr của Facebook thôi. Nhớ năm nào nó còn bán data của khách hàng. Thế mà bây giờ lại làm bộ bảo vệ quyền lợi người dùng. Hơn nữa cũng chẳng có lý do nào để kiện vì cả facebook và nanecheap điều có quy định, điều khoản và quyền lợi bảo vệ khách hàng cả mà
Năm nào bán data khách hàng thế bạn?
Không khác gì đi tố giác thằng bán súng là đồng phạm với thằng giết người.
Ông đ*o ngăn chặn được lại đi đổi tại này nọ linh tinh @@
Facebook là cái gì mà đòi chặn trang web của người khác, nó có phải nhà nước éo đâu mà chặn được giống như mấy trang 3 x
Ở vn mà mua tên miền gần giống hoặc mua trước của nó nó tịch thu luôn ấy chứ cần gì kiện
https://prnt.sc/rejgug
Khả năng cao fanpage Namcheam sẽ mất tích xanh