- 1. Hướng dẫn đăng ký GoDaddy WordPress Hosting
- 2. Hướng dẫn sử dụng GoDaddy WordPress Hosting
- 3. Upload site có sẵn lên WordPress Managed Hosting của GoDaddy
- 4. Cài đặt File Manager cho WordPress Hosting của GoDaddy
- 5. Thay đổi tên miền chính GoDaddy WordPress Hosting
- 6. Quản lý GoDaddy WordPress Hosting với sFTP và phpMyAdmin
- 7. Khôi phục lại website sử dụng GoDaddy WordPress Hosting
- 8. Reset website sử dụng GoDaddy WordPress Hosting
- 9. Di chuyển website đang dùng GoDaddy WordPress Hosting
- 10. Cấu hình gửi mail với GoDaddy WordPress Hosting
- 11. Kích hoạt SSL khi dùng GoDaddy WordPress Hosting
WordPress Hosting được GoDaddy thiết kế sao cho đơn giản và dễ dùng nhất, bạn thậm chí không cần phải kết nối FTP, phpMyAdmin khi tạo và quản lý website WordPress. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết, bạn vẫn có thể lấy được những thông tin sFTP, SSH, phpMyAdmin để quản lý website.
- sFTP dùng để upload dữ liệu lên và quản lý file, tương tự như FTP.
- phpMyAdmin dùng để quản lý database.
- SSH dùng để quản lý tài khoản thông qua dòng lệnh command line, chỉ gói DELUXE trở lên mới có.
Hướng dẫn sử dụng sFTP
Khi cần upload/download dữ liệu, bên cạnh việc sử dụng File Manager, các bạn có thể kết nối sFTP sử dụng phần mềm FTP thông dụng như FileZilla, SmartFTP, CuteFTP, FlashFXP…
Đầu tiên, chúng ta cần lấy thông tin để kết nối đến hosting bằng cách truy cập vào trang quản lý My Hosting, nhấn nút Settings.
Toàn bộ giao diện quản lý site WordPress xuất hiện như bên dưới:
Ở cột bên phải, dưới cùng có phần Basic settings, bạn hãy nhấn vào link View bên cạnh SFTP user. Toàn bộ thông tin cần thiết để kết nối đến hosting sẽ xuất hiện ngay lập tức.
Lưu ý:
- Nếu kích hoạt CloudFlare, bạn cần sử dụng IP thay cho Host Name do IP gốc đã bị ẩn.
- Nhấn Toggle Password để hiển thị password.
Giờ bạn hãy dùng các phần mềm FTP thông dụng để kết nối nữa là xong, mình ví dụ với File Zilla.
Tham khảo thêm bài viết hướng dẫn sử dụng FileZilla kết nối sFTP trên blog Học VPS.
Hướng dẫn sử dụng phpMyAdmin
Để quản lý database, GoDaddy cung cấp một công cụ rất thông dụng là phpMyAdmin.
Cũng trong giao diện quản lý site WordPress, phần Basic settings bạn hãy nhấn vào link View bên cạnh Database. Ngay lập tức toàn bộ thông tin đăng nhập sẽ xuất hiện như bên dưới:
Hãy sử dụng phpMyAdmin URL để truy cập và đăng nhập là xong.
Chúc bạn thành công.
mình đang tập làm web side.
có cái theme dung lượng lơn quá không up được toàn báo vượt quá thôi
có cách nào tăng dung lượng up lên không vậy
Bạn thử cách này coi sao: http://www.likoma.com/increase-memory-godaddy-managed-wp-hosting/
Mình vào phpMyAdmin để backup mà nó báo là : “The webpage at https://a2nlmysqladm001.secureserver.net/wp/149/export.php may be temporarily suspended or may have moved to a new web address.”
Phải làm sao ad ơi
Bạn export database à, dữ liệu có lớn ko thế?
Dữ liệu thì chắc là không lớn, vì mình cài theme hôm bữa bạn share lúc mua host, rồi install data sample của theme đó. Mà hình như GoDaddy họ cũng tự động backup data và file trên host cho mình phải không Luân? mình thấy trong trang quản lý tài khoản của GoDaddy nó có mục Backup Local: Enable, click vào thấy danh sách file và data đã backup theo từng ngày.
Lúc nào bạn thử export lại thử coi ok ko nhé.
GoDaddy có backup hàng ngày, tuy nhiên bạn lại không thể down được dữ liệu đó xuống.
Cảm ơn Luân. Để mình thử lại.
Bạn ơi cái godaddy này không có Cpanel à. Mình mới học làm blog nên mua cái gói 12$ 1 năm ấy, mà vào trong mục quản lý chỉ thấy có sFPT chứ không thấy Cpanel nào cả.
Đúng rồi, gói đó không có cPanel nhưng những gì nó cung cấp là đủ cho nhu cầu thông thường rồi. Bạn muốn thao tác gì thế?
giusp em với ad ơi e đăng nhập trang quản trị godaddy chả biết vô làm gõ nhầm gì ko mà giờ vô trang quản trị wp-admin với trang web e vô không được nữa
xóa cache thử đi bạn
Admin cho hỏi là: mua gói wordpress hosting của godaddy sau đó xóa code và db wordpress đi rồi cài 1 cms loại khác lên hosting đó được không ạ?
Cách này được nhé bạn
Admin ơi, e đã thử rồi nhưng trong sFTP nó không cho xóa code wordpress đi, báo lỗi ko có quyền xóa. Admin có cách gì ko chỉ cho e với.
Code cũ bạn tạo một thư mục, rồi move toàn bộ file hiện tại vào đó nhé, không xóa được đâu.
Tks Admin!
Không biết Admin đã làm cách này thành công lần nào chưa? E vừa làm thử thì up code và db lên ok, nhưng vào web thì báo lỗi ko kết nối được csdl, mặc dù e đã copy đúng thông tin kết nối db của godday wordpress. Thông báo lỗi thế này
Warning: mysqli::mysqli(): (HY000/2005): Unknown MySQL server host ‘remg41169114918.db.41169114.hostedresource.com:3310’
Bạn dùng WordPress hay custom code nào thế?
Custom code thì cần kiểm tra lại cách khai báo thông số kết nối MySQL, mỗi code có cách dùng port khác nhau.
E dùng opencart. E đã thử đổi port thành 3106, 3306 đều báo lỗi như thế
Hay lắm ad. Thanks a lot
Mình dùng WordPress Hosting với sFTP , khi minh upload file plugin nên Host thông qua FileZila, SCP thì up file lên vô cùng chậm và Host hay bí disconnect : Command: open “[email protected]” 22 Error: Connection timed out after 20 seconds of inactivity Error: Could not connect to server Response: fzSftp started, protocol_version=8 Command: open “[email protected]” 22 Error: Connection timed out after 20 seconds of inactivity Error: Could not connect to server Status: Disconnected from server Status: Disconnected from server Status: Delaying connection for 5 seconds due to previously failed connection attempt… Status: Delaying connection for 5 seconds due… Read more »
sFTP nên hơi chậm, bạn cài đặt File Manager sẽ cải thiện tốc độ đáng kể đó.
Anh ơi em có một website đang dùng host của matbao giờ chuyển sang host wordpress goddady em có backup database trong phpadmin rồi vào phpadmin của goddady để import, mà import xong thì ko thấy thay đổi gì cả.
Chắc bị cache rồi, bạn vào WP Admin xóa hết cache đi nha.
em xóa bộ nhớ đệm rồi mà vẫn ko được ạ, bình thường em vào phpadmin tạo một database mới rồi import vô, sau đó sửa các thông số trong file config là xong.
Lần đầu em xài gói này của goddady hình như nó ko cho tạo thêm database nữa, mua gói 12$ nên tạo web trong trình quản lí host của goddady luôn, nó tạo cho mình sẳn database em import vào đấy luôn mà import xong có vẻ nó vẫn dùng những dòng dữ liệu cũ chứ ko dùng datase mình import vô.
Em làm được rồi anh ạ, do phần table_prefix em chưa đổi lại nên nó vẫn nhận database cũ, cảm ơn a Luân đã reply nhiệt tình
Chúc anh nhiều may mắn ạ
Okie bạn
mật khẩu kết nối VPS xem ở đâu a ơi.
e vào đc rồi
bác Luân cho em hỏi là muốn cài ssl cho wp hosting đc không?
Gói này của GoDaddy hiện tại không có hỗ trợ SSL nhé bạn
Bị sập admin đó a. a xem https://uphinhnhanh.com/image/fsN
Bạn kiểm tra lại cẩn thận, mình add ok đó.
Anh Luân Ơi? SAu khi chèn đoạn code xong web e lại bị sập nữa rồi. E đã nâng cấp godday lên cấp độ 2 với 2cpu và ram 1gb. Nhưng không hiểu sao lại bị sập như vậy? Mong anh giúp đỡ?
Bị sập là sao nhỉ? Chụp ảnh màn hình mình coi. Mình test thử đoạn code chèn ok rồi mới gửi cho bạn đó.
Mà site bạn có visit cao không thế?
Cho em hỏi e muốn tạo file php.ini để giới hạn: max_execution_time 180, memory_limit 128M, post_max_size 32M, post_max_filesize 32M Thì phải làm thế nào vậy? E xài host goddady cài theme forest em cài đầy đủ lên thì bị treo “Allowed memory size of 67108864 bytes exhausted”?
Xin được giúp đỡ?
Bạn mở file functions.php trong thư mục chứa themes ra, thêm mấy dòng sau vào đoạn đầu là ok:
@ini_set( 'max_execution_time', '180');
@ini_set( 'memory_limit', '128M');
@ini_set( 'upload_max_filesize', '32M');
@ini_set( 'post_max_size', '32M');
Xin hỏi bác Luân Trần là theo dõi dung lượng lưu trữ đã sử dụng và băng thông tiêu thụ của hosting này ntn vậy ạ ?
Hiện giờ mình thấy GoDaddy chưa có chức năng để theo dõi cái này
Xin hoi a luan tạo cai files php.ini trong host godady lam sao vay.. host bi gioi han up files . Co 35mb thoi ak
Tạm thời mình xóa toàn bộ comment từ trước đến nay của bạn và giữ lại comment duy nhất này, đồng thời remove backlink. Lần sau bạn vui lòng không để lại link 18+, còn vi phạm nữa mình sẽ cho blacklist hết nhé.
Mình test thấy giới hạn upload_max_filesize là 64MB, bạn cần up gì mà vượt quá số này vậy?
Ui sory anh.. k de yk cai ten miền. Hoi truoc lam domain game nhung bán cho ng khac roi.. e dang lam wap game.. can up game truc tiep len host.. nen cần dung luong cao ạ.. mà nó lai gioi hạn
Bạn up thông qua sFTP đi, cái này không có giới hạn.